Tiết lộ những chiến thuật sân 7 hiệu quả và phổ biến 

Chiến thuật 3-2-1 được nhiều đội bóng áp dụng

Để tạo nên đội bóng vững mạnh cần phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó không thể bỏ qua việc xây dựng đội hình. Khi chơi theo chiến thuật sân 7, cầu thủ cần giữ cự ly đội hình đồng đều. Bên cạnh đó phối hợp nhịp nhàng với nhau. Để hiểu rõ hơn thông tin này, bạn đừng bỏ qua chia sẻ của BJ88 trong bài viết sau.

Nguyên tắc cơ bản trong chiến thuật sân 7

Xét về cơ bản, chiến thuật này đòi hỏi các cầu thủ cùng ban huấn luyện phải nắm bắt nguyên tắc tính cân bằng cũng như phát huy năng lực cá nhân. Cụ thể như sau: 

Tính cân bằng

Bộ môn bóng đá đòi hỏi tinh thần đồng đội cao và sự phối hợp nhịp nhàng trên sân. Đối với chiến thuật sân 7, điều quan trọng nhất đó là đảm bảo cân bằng tuyến phòng thủ và tấn công, giữa cả hai cánh trái lẫn phải. Trường hợp bạn chỉ chăm chú tấn công nhưng bỏ qua khâu phòng ngự rất khó cản phá đợt tấn câm từ đối thủ. 

Ngược lại, nếu chăm phòng thủ nhưng hạn chế tấn công sẽ gặp khó khăn khi kiến tạo bàn thắng. Chính vì vậy, các vị trí của bóng đá sân 7 phải đảm bảo kết hợp giữa phòng thủ và tấn công thật hài hoà. Ban lãnh đạo cùng huấn luyện viên đội bóng liên tục điều chỉnh để tạo sự cân bằng cho đội trên sân. 

Chiến thuật sân 7 quan trọng nhất là đảm bảo cân bằng tuyến phòng thủ tấn công
Chiến thuật sân 7 quan trọng nhất là đảm bảo cân bằng tuyến phòng thủ tấn công

Phát huy thế mạnh cầu thủ 

Mỗi đội bóng xây dựng từ các cá nhân khác nhau. Do đó không thể chọn một sơ đồ duy nhất để áp đặt. Thay vào đó, bạn cần tìm ra chiến thuật bộc lộ hết tài năng chân sút. 

Giả dụ đội hình có một vài cầu thủ chiếm ưu thế trong cuộc đua tốc độ, khá nhanh nhẹn. Họ nên được giao cho thi đấu vị trí chạy cánh. Mặt khác, đội bóng sở hữu hai tiền đạo tạo ra cặp tấn công ăn ý. Lúc này, huấn luyện viên chỉ cần sắp xếp đội hình hỗ trợ cặp đôi đó một cách tốt nhất. 

Điểm qua những chiến thuật sân 7 phổ biến 

Dưới đây là một vài chiến thuật thường được áp dụng cho sân 7 bạn cần biết: 

Xem thêm: Những điều cần biết về sơ đồ chiến thuật 442 trong bóng đá

Chiến thuật 3-2-1

Đội hình thiên về phòng thủ, có ba cầu thủ thi đấu phía sau xây dựng nền tảng cho tuyến trên đầy vững chắc. Tuy là phòng ngự nhưng một vài HLV chuyên nghiệp lại đánh giá mang tính linh hoạt hơn. Khi đưa hậu vệ trung tâm lên tuyến giữa hay đẩy cao hàng hậu vệ có thể biến thủ sang công một cách hiệu quả. 

Ưu điểm chiến thuật sân 7 theo sơ đồ 3-2-1:

  • Hóa giải đòn tấn công từ phía đối thủ, luôn sẵn sàng tổ chức tấn công ngược nhằm tìm kiếm cơ hội thắng.
  • Cung cấp nền tảng phòng thủ vững chắc cho đội bóng, xây dựng phương thức tấn công để đối phương không kịp tiếp chiêu. 
  • Phù hợp áp dụng vào trận đấu mà phải đương đầu với đối thủ mạnh hoặc tốc độ nhanh hơn. 

Nhược điểm: 

  • Thiếu cự ly tại hàng ngang, trong trường hợp đối phương cắt ngang sẽ hạn chế chọn lựa chuyền bóng lên cho tiền đạo. 
  • Thiếu sự hỗ trợ với tiền đạo. 
Chiến thuật 3-2-1 được nhiều đội bóng áp dụng
Chiến thuật 3-2-1 được nhiều đội bóng áp dụng

Chiến thuật 2-1-2-1

Chủ động chia vị trí tiền vệ theo nhiệm vụ phòng thủ và tấn công. Dù phân định vai trò riêng nhưng mọi cầu thủ đều tham dự mục đích chung trận đấu. Nếu tiền vệ phòng ngự giỏi kiểm soát bóng có thể bọc lót phòng ngự hay phát động tấn công. Đội hình 2-1-2-1 chia ba tiền vệ thực hiện với 2 công 1 thủ. Công việc của cầu thủ theo đó sẽ được cụ thể hoá, tính chuyên dụng cao.

Ưu điểm:

  • Chỉ định rõ tiền vệ phòng ngự, giảm rủi ro với tiền vệ tấn công mà không hỗ trợ phòng thủ.
  • Đội hình thi đấu cân bằng giữa hàng phòng ngự và tấn công. 

Nhược điểm: 

  • Trong đội hình 2-1-2-1 có vị trí chủ chốt là tiền vệ phòng ngự. Nhiệm vụ giữ vị trí, biết phát động nhằm kết nối với nhau hai bộ phận thống nhất. 
  • Nguy cơ đối mặt với rủi ro khi hoạt động hai bộ phận tách biệt. Bao gồm 3 cầu thủ phòng thủ phía dưới và 3 cầu thủ tấn công phía trên. Kết quả trận đấu ảnh hưởng bởi việc thiếu liên kết. 

Chiến thuật sân 7 theo dạng 2-3-1

Đội hình thường gặp khi pha trộn giữa phát huy tiềm năng tấn công và hỗ trợ khả năng phòng thủ. “Chìa khóa” của đội hình chính là vị trí tiền vệ. Người này hỗ trợ tiền đạo tấn công, giúp hậu vệ phòng thủ, làm hoạt động của đội bóng hiệu quả hơn. 

Ưu điểm: 

  • Cung cấp cự ly rộng của vị trí tiền vệ phải và trái. Nhất là những chân sút có ưu thế về thể lực, tốc độ ổn định. Qua đó nâng cao thêm khả năng hỗ trợ tấn công cũng như phòng thủ. 
  • Hình thành vững chắc hàng rào phòng ngự, mang lại sự năng động cho đội hình. Tấn công chắc chắn, phòng thủ an toàn và linh hoạt biến hóa theo tình huống trong trận đấu. Đồng thời dễ dàng chuyển từ thủ qua công. 
  • Cầu thủ không phải di chuyển nhiều vẫn bao quát khu vực nhờ khoảng không chơi bóng rộng.

Nhược điểm: 

  • Yêu cầu về chuyên môn của tiền vệ rất cao, tuyệt đối tuân thủ kỷ luật. 
  • Hàng tiền vệ đảm đương nhiệm vụ quá mức. 
Điểm qua những chiến thuật sân 7 phổ biến 
Điểm qua những chiến thuật sân 7 phổ biến 

Kết luận 

Trên thực tế không có chiến thuật nào giúp đội bóng thi đấu “bất khả chiến bại”. Mỗi đội cần thử nghiệm các sơ đồ trước khi chốt lựa chọn tối ưu nhất. Dù vậy những chiến thuật sân 7 chúng tôi chia sẻ phía trên vẫn rất đáng để thử áp dụng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *